Bài sẽ đăng tiếp

Hiện tại mình sẽ tiếp tục dịch 3 chủ đề này cho xong nhé!

- Loạt bài về Cách giúp bé ngủ suốt đêm

- Sổ tay Các vấn đề giúp bạn có 1 trái tim khỏe.


- Phương pháp giảm cân


Đôi lời tâm sự: thật sự lúc đầu lập blog này, mình định chỉ đăng những bài về làm đẹp thôi. Nhưng sau đó lại thấy rằng đẹp và sức khỏe là đi đôi với nhau.
Mình chọn 3 vấn đề sức khỏe khá "nóng hổi" đối với phụ nữ và mọi người đó là: tim mạch, tăng cân và giấc ngủ ( bé ngủ ngon, mẹ cũng ngủ ngon) để dịch trước. Mình cũng muốn hoàn thành sớm nhưng tài liệu khá dài cộng với thời gian hạn hẹp nên chưa dịch xong. Mình sẽ cố gắng dịch nốt và dịch sang phần beauty sau nhé.

- Tim mạch: Chắc các bạn đã biết tim mạch là nguyên nhân tử vong hàng đầu của phụ nữ. Không như một số bệnh tới bác sỹ là khỏi, khi bạn mắc một vấn đề về tim mạch, rất có thể bạn sẽ phải mang nó suốt đời, bác sỹ chỉ can thiệp được 1 phần. Vì vậy, các bạn nên tìm hiểu về cách giữ cho trái tim mình khỏe mạnh.

- Tăng cân: cái này là được nhiều người quan tâm nhất, quan trọng là bạn có kiên trì không thôi. Hãy đọc bài dịch của mình để thấy rằng không thể xử lý nó nhanh chóng đâu!

- Giấc ngủ: bài dịch của mình là giấc ngủ của bé. Tuy mỗi bé sẽ thích ứng khác nhau nhưng các bậc cha mẹ vẫn nên tham khảo những lời khuyên phải không nào?

Giấc ngủ của chúng ta ( những người lớn) thì quan trọng là bản lĩnh đi ngủ đúng giờ và tạo cho mình một nhịp sinh học tốt nhất có thể.

Bài dịch xem tại mục:KHỎE ĐỂ ĐẸP và MẸ VÀ Bé.

Thứ Sáu, 27 tháng 1, 2012

Sự thật về trái tim khỏe (p2)

Phỏng dịch theo tài liệu " Sự thật về trái tim" của Viện Tim phổi và máu Hoa Kỳ
Để biết về các yếu tố nguy cơ của bản thân và cách giúp bạn có 1 trái tim khỏe, bạn nên biết được câu trả lời cho những câu hỏi dưới đây

* Những câu hỏi có thể cần hỏi khi gặp bác sỹ của bạn
- Tôi có yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch nào không?
- Huyết áp của tôi là bao nhiêu? Nó có ý nghĩa gì? Tôi phải làm gì với nó không?
- Những thông số cholesterol của tôi ( bao gồm: cholesterol toàn phần, HDL, LDL, triglycerid)
- Chỉ số BMI của tôi là bao nhiêu? Vòng eo của tôi? Tôi có cần giảm cân không?
- Chỉ số đường huyết của tôi là bao nhiêu? Tôi có nguy cơ bị tiểu đường không?
- Xét nghiệm sàng lọc bệnh tim nào tôi cần làm nữa? Sau bao lâu tôi cần kiểm tra lại?
- Bác sỹ có thể giúp gì cho tôi để tôi bỏ thuốc lá?
- Những bài tập luyện nào tôi cần thực hiện để bảo vệ trái tim khỏe?
- Khẩu phần ăn của tôi nên thế nào? Tôi có nên gặp chuyên gia dinh dưỡng để  có 1 bữa ăn phù hợp giúp trái tim khỏe mạnh?
- Tôi nên kể thế nào nếu tôi có 1 cơn đau tim?

* Các kiểm tra cần thiết
Có thể yêu cầu bác sỹ cho bạn thực hiện những kiểm tra này, kết quả của mỗi kiểm tra sẽ cho bạn thông tin về những nguy cơ tim mạch
1. Xét nghiệm lipoprotein
- Là gì: Xét nghiệm về mỡ trong máu cho ta biết về cholesterol toàn phần, HDL, LDL, triglycerid và một số thành phần chất béo khác.Kết quả nhanh sau 9-12h

- Tại sao: Vì cho ta biết là bạn có 1 trong những điều sau không: cholesterol toàn phần, LDL cao, HDL thấp, triglycerid cao. Tất cả đều có ảnh hưởng đến nguy cơ tim mạch của bạn.

- Khi nào: 1 người trưởng thành khỏe mạnh nên kiểm tra mỡ máu ít nhất 5 năm 1 lần. Phụ thuộc vào kết quả kiểm tra  có thể bác sỹ sẽ đề nghị bạn kiểm tra thường xuyên hơn.

2. Huyết áp

- Là gì: 1 kiểm tra rất đơn giản, không đau, chỉ cần dụng cụ thực hiện phía ngoài cánh tay bạn.

- Taị sao: để tìm hiểu xem bạn có bị huyết áp cao hay tiền tăng huyết áp không? Cả 2 đều ảnh hưởng tới nguy cơ tim mạch.

- Khi nào: Ít nhất 2 năm 1 lần, có thể thường xuyên hơn nếu bạn bị cao huyết áp hoặc tiền cao huyết áp.

3. Kiểm tra nhanh đường huyết lúc đói
- Là gì: Xét nghiệm thường dùng để chẩn đoán bệnh tiểu đường. Sau khi nhịn ăn qua đêm, bạn làm xét nghiệm vào buổi sáng.

- Tại sao: Để xem bạn có bị bệnh tiểu đường hoặc có khả năng phát triển bệnh không?. Nếu chỉ số đường huyết lúc đói cao hơn 126mg/dl ở 2 xét nghiệm của 2 ngày khác nhau có nghĩa là bạn đã bị tiểu đường. Nếu trong khoảng 100 -125mg/dl có nghĩa bạn có nguy cơ cao hoặc tiền tiểu đường.  Tiểu đường là 1 yếu tố nguy cơ quan trọng của bệnh tim mạch và các bệnh rối loạn khác.

- Khi nào: Ít nhất 3 năm 1 lần bắt đầu từ 45 tuổi. Nếu bạn có nguy cơ bị tiểu đường bạn nên kiểm tra khi còn trẻ và thường xuyên hơn.

4. Chỉ số cơ thể BMI và vòng eo

-  Là gì: Là chỉ số về cân nặng với mối quan hệ với chiều cao. Vòng eo cho thấy lượng chất béo ở khoảng giưã cơ thể của bạn.

- Tại sao: Nếu BMI >=25 nghĩa là bạn thừa cân. Nếu BMI >=30 nghĩa là bạn bị béo phì ( với người VN những số này có thể thấp hơn). 2 trường hợp này đều là những yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch. Với phụ nữ, vòng eo trên 35 inch là yếu tố nguy cơ tim mạch và nhiều vấn dề nghiêm trọng về sức khỏe khác.

- Khi nào: ít nhất 2 năm 1 lần, thường xuyên hơn nếu bác sỹ yêu cầu.

5. Bác sỹ có thể chỉ định làm thêm test khác: kiểm tra  về vấn đề stress, điện tâm đồ ( EKG) hoặc một số kiểm tra khác.

* Sau đó bạn có thể trả lời các câu hỏi dưới đây để tìm yếu tố nguy cơ tim mạch của mình. Trả lời : Có/ không/ không biết ( nếu không biết bạn cần tìm hiểu, có thể cần làm xét nghiệm cần thiết)

1. Bạn có hút thuốc không?
2. Chỉ số huyết áp của bạn cao hơn 140/90 mmHg hoặc bác sỹ có bảo là bạn bị huyết áp cao không?
3.Bác sỹ có bảo bạn là chỉ số LDL của bạn cao hay cholesterol toàn phần cao hơn hoặc bằng 200mg/dl hoặc HDL của bạn thấp hơn 40mg/dl không?
4. Bố bạn hoặc anh em trai của bạn có bị đau tim trước tuổi 55 hoặc mẹ hay chị em gái của bạn bị đau tim trước tuổi 65 không?
5. Chỉ số đường huyết lúc đói của bạn có cao hơn 126mg/dl không hoặc bạn có cần dùng thuốc kiểm soát đường huyết không?
6. Bạn có phải trên 55 tuổi không?
7. Chỉ số BMI của bạn có cao hơn 25 không?
8. Bạn khong tập luyện thể chất dưới 30 phút mỗi ngày đúng không?
9. Bạn sỹ có bao giờ nói rằng bạn bị đau thắt ngực hoặc bị đau tim không?

Với mỗi câu trả lời là có bạn đều có nguy cơ bị bệnh tim mạch!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét